chuabuuchau.com.vn,chuabuuchau, chua buu chau, chùa bửu châu, chua buu chau cu chi

Mục lục - Lời mở đầu

Lời đầu sách
Lời giới thiệu

MỤC LỤC 


PHẦN 1 (401-440)
401. Cõi Nước Của Chư Phật
402. Tứ Sanh
403. Núi Tu Di và Tứ Đại Châu
404. Trụ Xứ Của Người Phật Tử Thuần Thành
405. Đệ Nhất Nghĩa Đế
406. Chân Đế và Tục Đế
407. Bồ Tát Hạnh và Chúng Sanh Hạnh
408. Ngã-Nhân-Chúng Sanh- và Thọ Giả Tướng
409. Sự Thanh Tịnh Của Chư Bồ Tát
410. Thu Thúc
411. Lời Khuyên Của Đức Phật
412. Mười Đạo Ly Sanh
413. Mười Vô Đẳng Trụ
414. Quán Đảnh
415. Các Loại Kiến Thức
416. Chúng Hội
417. Thánh Chúng
418. Những Điều Không Thể Nghĩ Bàn Được
419. Những Điều Khó
420. Hai Mươi Điều Khó Khác
421. Những Điều Không Thể Đạt Được
422. Những Loại Thanh Tịnh
423. Ngũ Trí
424. Ứng Thân Như Lai
425. Tám Cơ Hội Đưa Đến Sự Giải Đãi
426. Phật Thị Hiện
427. Thân Phật
428. Pháp Tánh
429. Vô Úy
430. Năm Sự Sợ Hãi
431. Pháp Sư
432. Giáo Thọ Sư
433. Phương Tiện Trí
434. Mười Thứ Tín Tâm
435. Mười Hạnh Của Một Vị Bồ Tát
436. Mười Thứ Hồi Hướng
437. Thập Địa Bồ Tát
438. Thập Trụ Bồ Tát
439. Mười Phương Tiện Thiện Xảo
440. Sám Hối Tam Nghiệp

PHẦN 2 (441-480)
441. Thân Tam-Khẩu Tứ-Ý Tam
442. Đạo Tràng
443. Hồi Hướng Công Đức
444. Hồi Hướng và Ngã Ái
445. An Cư Kiết Hạ
446. Mười Thân Như Lai
447. Mười Thân Toàn Thiện của Đức Phật
448. Pháp
449. Pháp Bình Đẳng
450. Pháp Cúng Dường
451. Hộ Pháp
452. Pháp Môn
453. Ngã Và Ngã Sở
454. Vô Ngã
455. Phiền Não Tức Bồ Đề
456. Thuyết Vô Ngã
457. Thuyết Tất Định và Vô Ngã
458. Pháp Môn Bất Nhị
459. Mười Bất Phóng Dật
460. Ba La Mật
461. Ba Thứ Ba La Mật
462. Ba Mươi Loại Bố Thí Bất Tịnh
463. Khai Thị Ngộ Nhập
464. Mười Thứ Ma Chướng Nơi Hành Uẩn
465. Mười Thứ Ma Chướng Nơi Thức Uẩn
466. Ngũ Căn
467. Bố Thí Chân Thật
468. Đại Bố Thí
469. Tại Sao Chúng Ta Nên Thực Hành Hạnh Bố Thí?
470. Ý Tưởng Khởi Sanh Khi Có Người Đến Cầu Bố Thí
471. Phước Đức Bố Thí
472. Bố Thí Theo Kinh Địa Tạng
473. Đại Thí Hội
474. Đạt Đến Giác Ngộ Và Giải Thoát
475. Trạng Thái Giác Ngộ Cao Nhất
476. Bốn Giới Thanh Tịnh
477. Tứ Chánh Cần
478. Bồ Tát Độ Thoát Chúng Sanh
479. Bồ Tát Cứu Hộ Nhứt Thiết Chúng Sanh
480. Cứu Độ

PHẦN 3 (481-520)
481. Phá Tà Hiển Chánh
482. Các Loại Sám Hối
483. Sự Sám Hối Của Ba Hạng Người
484. Thập Huyền Môn
485. Thiện Pháp
486. Bất Thiện Pháp
487. Giới Luật Phật Giáo
488. Giới Học và Tam Học Trong Phật Giáo
489. Giới Đưa Đến Sự Đoạn Tận
490. Giữ Giới
491. Phá Giới
492. Người Trí
493. Vô Tướng
494. Vô Tướng Sám Hối
495. Vô Tướng Tam Quy Y Giới
496. Tướng và Tánh
497. Bát Nhã
498. Tánh
499. Mười Tướng Xuất Hiện Của Đức Như Lai
501. Phân Biệt Trí
502. Tam Thân Phật
503. Tám Tánh Của Pháp Thân Như Lai
504. Phật Thọ Ký
505. Sáu Mươi Hai Loại Kiến Giải
506. Sáu Mươi Hai Thiên Thai Ngã Kiến
507. Nhập và Lục Nhập
508. Thập Nhị Nhập
509. Cảnh Giới
510. Mười Tám Cảnh Giới
511. Vô Úy
512. Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng
513. Thời Thuyết Giáo
514. Những Cỗ Xe Trong Phật Giáo
515. Nhất Thừa
516. Nhị Thừa
517. Tam Thừa
518. Tiểu Thừa
519. Trung Thừa
520. Đại Thừa

PHẦN 4 (521-560)
521. Kim Cang Thừa
522. Đại Thừa Khởi Tín Luận
523. Ba Loại Người Có Thể Đi Theo Con Đường Đại Thừa
524. Nguyên Lý Duyên Khởi
525. Nguyên Lý Như Thực
526. Nguyên Lý Viên Dung
527. Nguyên Lý Giải Thoát Cứu Cánh
528. Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo
529. Viên Giáo
530. Đẳng Nhứt Thiết Phật Hồi Hướng
531. Lục Cúng Cụ
532. Những Cách Thờ Cúng của Ngoại Đạo
533. Các Pháp Tu Khác
534. Xuất Gia
535. Hai Sắc Thái Của Đời Sống người Phật Tử
536. Thành Tựu Giới Hạnh
537. Đại Xuất Thế
538. Khất Thực
539. Y Chỉ của Bồ Tát
540. Hai Mươi Cha Mẹ và Quyến Thuộc của Bồ Tát
541. Thập Hiệu Bồ Tát
542. Cầu Pháp
543. Thánh Hạnh
544. Thánh Điển Không Văn Tự
545. Thánh Trí Phi Ngôn Ngữ
546. Thánh Tượng
547. Bốn Tiến Trình Tiến Đến Phật Quả
548. Ngũ Chủng Bất Hoàn
549. Lục Tức Phật
550. Những Thử Thách Trên Đường Tu
551. Tám Pháp Đưa Đến Sự Đoạn Tận
552. Mười Hành Động Không Đưa Đến Sự Hối Hận
553. Ba Lý Do Ma Sự Phát Sanh
554. Tam Vị Tiệm Thứ
555. Quốc Độ
556. Cảnh Giới Vô Sắc
557. Phật Quốc Độ
558. Tam Tự Tính Tướng
559. Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương
560. Không Tánh

PHẦN 5 (561-592)
561. Mười Tám Hình Thức Của Không
562. Bốn Giai Cấp Ở Ấn Độ
563. Sáu Pháp Tu Mật Hành của Phái Naropa
564. Hai Mươi Bản Chất Không Thật
565. Hai Mươi Lăm Hình Thức Của Không
566. Thất Chủng Không
567. Hành Cước Tăng
568. Phật Giáo và các Học Thuyết Khác
569. Những Ngày Lễ trong Phật Giáo
570. Ba Trường Phái Phật Giáo
571. Bảy Nơi Đặc Biệt Sau Khi Đức Phật Thành Đạo
572. Lá Cờ Phật Giáo
573. Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật
574. Những Nơi Liên Hệ Đến Sự Hoạt Động của Đức Phật
575. Chín Sự Phiền Não mà Đức Phật Gặp Phải
576. Bốn Trường Hợp Hành Xử Sai Trái
577. Bốn Điều Không Thể Khinh Thường
578. Bốn Điều Tự Làm Tổn Hại
579. Mười Vô Sở Tác
580. Mười Trưởng Dưỡng Tâm
581. Mười Pháp Khiến Được Thanh Tịnh
582.Bốn Thứ Oai Nghi
583. Duy Tâm
Tám Nghĩa Của Duy Tâm
Duy Tâm Tịnh Độ
586. Thiện Ác
587. Sáu Pháp Vô Vi
588. Hai Mươi Bốn Pháp Bất Tương Ưng Hành
589. Mười Một Sắc Pháp
590. Năm Mươi Mốt Tâm Sở
591. Tám Tâm Vương
592. Hãy Để Cho Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta
Tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU

Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối. Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, lang thang một mình trong rừng thẳm. Sau sáu năm tu hành khổ hạnh, cuối cùng Ngài tìm ra con đường “Trung Đạo” cho cuộc tu hành của chính mình và Ngài đã thành Phật. Mặc dầu Đức Phật đã tịch diệt trên 2.500 năm trước tại vùng Câu Thi Na của miền Bắc Ấn, nhưng giáo pháp mang đầy tình thương, trí tuệ và vô ưu của Ngài vẫn còn đây. Và đạo Phật vẫn tiếp tục là một tôn giáo vĩ đại đã giác ngộ nhân loại từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Khi Đức Phật thị hiện, những hiện tượng kỳ diệu đã xãy ra. Tại Vườn Lâm Tỳ Ni, rừng hoa Vô Ưu nở rộ cùng lúc với sự nở rộ của rừng hoa Ưu Đàm. Người ta nói rằng cây Ưu Đàm Ba La có trái mà không có hoa. Thường thì lâu lắm nó mới nở hoa một lần (khoảng 3000 năm). Một số nhà Phật học cho rằng Vô Ưu và Ưu Đàm, nếu xét về biểu tượng và ẩn dụ, chỉ là hai tên gọi của một loài cây, nhưng thật ra về mặt thực vật thì đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Kinh Vô Lượng Thọ cũng không phân biệt giữa Vô Ưu và Ưu Đàm khi nói: “Vô lượng ức kiếp khó gặp, khó thấy, vì loài hoa Ưu Đàm nầy chỉ đúng thời mới xuất hiện.” Hoa Ưu Đàm nở là biểu tượng cho sự xuất hiện hiếm hoi của Phật. Người ta nói Hoa Ưu Đàm ba ngàn năm mới nở một lần. Cũng như gặp được Phật pháp và Phật cũng hiếm như loại hoa Ưu Đàm nầy. Dù hoa Ưu Đàm và hoa Vô Ưu có giống hay có khác nhau thế nào đi nữa, chúng ta vẫn có thể nói chắc chắn rằng từng lời nói của Đức Thích Tôn Từ Phụ là từng cánh hoa “Vô Ưu” hiếm hoi và tuyệt diệu xoáy sâu vào lòng người. Mà thật vậy, chính Đức Phật có lần đã dạy: “Giống như biển cả, tuy mênh mông, nhưng chỉ có một vị, vị mặn; cũng như vậy, giáo lý của ta, tuy có nhiều mặt và bao la như đại dương nhưng chỉ có một vị, vị vô ưu của Niết Bàn.” Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một nơi chốn để cho chúng ta đi đến, mà nó chỉ là trạng thái của sự chấm dứt hoàn toàn mọi lo âu, thay đổi; trạng thái của sự an tịnh tuyệt đối, của sự không còn dục vọng, lừa dối và đau khổ; cũng như sự diệt trừ hoàn toàn sự luân hồi sanh tử.

Quyển sách nhỏ này chỉ nhằm mục đích trình bày những cánh hoa “Vô Ưu” mà Phật Tổ đã trao truyền lại hơn hai mươi lăm thế kỷ về trước. Những cánh hoa “Vô Ưu” nầy của Phật Tổ sẽ có công năng rất lớn nếu chúng ta chịu lắng nghe và làm theo những gì Ngài chỉ dạy. Thật vậy, nếu chúng ta chịu lắng nghe và làm theo những gì mà Phật Tổ đã chỉ dạy, thì những cánh hoa “Vô Ưu” mà Ngài đã trao truyền lại cho chúng ta sẽ giúp chúng ta giải thoát khỏi mọi ưu phiền, cũng như tất cả những xiềng xích nô lệ, những tập tục mê tín dị đoan, và những khổ đau phiền não khác trên cõi đời nầy. Những cánh hoa “Vô Ưu” trong quyển sách nhỏ này sẽ giúp cho chúng ta thấy được những ý tưởng cốt lõi của một cuộc sống “Vô Ưu” mà bất cứ người Phật tử nào cũng đều muốn tiến đến trong đời sống hằng ngày. Những cánh hoa “Vô Ưu” nầy chính là hiện thân của tất cả các đức hạnh của Đức Phật mà Ngài đã thuyết giảng. Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hóa, Ngài đã chuyển những lời thuyết giảng thành hành động và khiến chúng biến thành một rừng hoa vô ưu cho nhiều thế hệ về sau nầy của chúng ta. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng lo âu và khổ sở. Nếu vậy, thì chúng ta hãy cùng nhau đọc qua tập sách nầy vì chủ đề của nó là những cánh hoa “Vô Ưu” dành cho những ai có quá nhiều lo âu, lo âu thái quá, thậm chí đến lúc gần chết vẫn còn lo âu. Lo lắng và khổ sở là hai tai họa lúc nào cũng đi liền nhau. Hễ khi nào bạn cảm thấy lo lắng, cũng có nghĩa là bạn đang trải qua khổ sở. Nếu chúng ta thực sự muốn tu tập theo con đường mà Đức Phật đã tu tập gần 26 thế kỷ về trước thì hy vọng rằng quyển sách nhỏ này có thể giúp chúng ta nghe được những tiếng thì thầm của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni rằng từ bỏ cuộc sống thế tục có nghĩa là từ bỏ những hành động vô tâm và cẩu thả có thể đưa đến trục trặc trong cuộc sống. Từ bỏ cuộc sống thế tục là từ bỏ sự loạn động và sự căng thẳng làm tổn hại đến hệ thần kinh của chúng ta và có thể dẫn tới trăm ngàn thứ bệnh hoạn cho thân tâm chúng ta. Từ bỏ cuộc sống thế tục không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống của chính mình, mà nó có nghĩa là chúng ta làm một cuộc hành trình hướng về nội tâm trong cuộc sống thế tục này. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thấy được chính mình như là mình, và từ đó mới có thể biết cách làm sao vượt qua những khuyết điểm và giới hạn để được mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Rất nhiều người trong chúng ta đã và đang đi tìm phương cách. Chúng ta nghĩ rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết từ bên ngoài, chúng ta đã lầm... Hầu hết mọi vấn đề đều phát nguồn từ bên trong mà ra và chỉ có thể giải quyết được khi chúng ta cố gắng đi trở vào bên trong để thấy chính mình.

Quyển sách này chỉ nhằm trình bày những cánh hoa “Vô Ưu” giúp cho độc giả hiểu được những phương thức đơn giản và dễ thực hành nhất cho bất cứ ai muốn có một cuộc sống vô ưu, nhất là những người tại gia. Nên nhớ rằng Đức Phật là một nhân vật sống thật chứ không phải là huyền thoại. Chính Ngài đã để lại một bức thông điệp về cuộc sống “Vô Ưu” và “Giải Thoát” được xem như là những cánh hoa “Vô Ưu” cho nhân loại hoàn vũ. Mọi người chúng ta phải nên gìn giữ một cách trân trọng những đóa hoa “Vô Ưu” mà Đức Phật đã truyền trao vì chúng là thành quả của trí tuệ vĩ đại của Ngài. Bản chất giác ngộ của những đóa hoa “Vô Ưu” nầy sẽ giúp chúng ta thấy rõ căn rễ của tội lỗi đến từ vô minh và từ đó có thể triệt tiêu được những gì cần triệt tiêu. Theo Đức Phật, tất cả những lo âu, khổ đau, phiền não, bất mãn, và tuyệt vọng trong cuộc sống là do tam độc tham-sân-si mà ra. Bức thông điệp bất diệt của Ngài đã làm rung động nhân loại qua nhiều thời đại. Đối với người Phật tử, nó đã trở thành những đóa hoa “Vô Ưu” cần thiết cho xã hội đang sống trong ưu lo, đau khổ và phiền não hiện nay. Kỳ thật, không riêng Phật tử, mà cả thế giới ngày nay càng ngày càng hướng về những cánh hoa “Vô Ưu” mà Đức Phật đã truyền trao, vì chính những cánh hoa nầy thật sự tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. Hy vọng quyển sách nhỏ nầy sẽ phơi bày cho chúng ta phần nào những cốt lõi của giáo lý nhà Phật. Hơn hai ngàn năm trăm năm trôi qua, thế mà những đóa “Vô Ưu” của Đức Phật chẳng những không héo úa theo thời gian, mà ngược lại, càng ngày càng tăng thêm sinh khí cho chân lý mà Đức Phật đã một lần tuyên thuyết. Những cánh hoa “Vô Ưu” nầy thể hiện rõ nét lời dạy của vị Thầy vĩ đại đã và đang tiếp tục soi sáng thế giới đầy lo âu, khổ đau, phiền não và tối tăm nầy, giống như vườn hoa rực nở vào mùa xuân mang lại sinh khí cho cả nhân loại.

Người ta có thể ví giáo pháp của Đức Phật với những thứ gì tốt đẹp nhất. Có người ví giáo pháp của Ngài như một cây cầu thép không bao giờ hư hoại với thời gian; có người ví chúng như ánh hào quang soi sáng cả thế giới khổ đau và tăm tối. Riêng quyển sách nầy, chúng ta trân trọng giáo pháp ấy như những đóa hoa “Vô Ưu” có công năng giải tỏa hết mọi khổ đau phiền não cho toàn thể nhân loại. Đức Phật đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Trong suốt cuộc đời hoằng hóa của Ngài, Ngài đã cố gắng hết sức mình để đem những cánh hoa “Vô Ưu” nầy đến với tất cả nhân loại. Những cánh hoa “Vô Ưu” đã cho thấy rõ tôn giáo nầy hoàn toàn không có thái độ u sầu, phiền muộn, và buồn bã như người ta hiểu lầm. Vì những lý do đó nên những đóa “Vô Ưu” của Đức Phật sẽ trường tồn khi nào mặt trời, mặt trăng và con người còn hiện hữu trên mặt đất nầy. Nếu chúng ta chịu hướng về những đóa “Vô Ưu” nầy và sống tu y theo lời Phật dạy, thì chúng ta sẽ thoát khỏi những lo âu, phiền muộn, cũng như khổ đau phiền não để an trụ tâm mình trong niết bàn miên viễn. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc. Bất hạnh thay, đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể mang những cánh hoa “Vô Ưu” vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta.

Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Thiện Phúc

LỜI GIỚI THIỆU

thichchonthanhĐạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, đã biên soạn bộ tự điển Phật giáo Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỷ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã bỏ ra trên hai mươi mấy năm trời, để nghiên cứu và sáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem tập sách “Những Đóa Hoa Vô Ưu” nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, mà từng bài viết có thể được xem như là một đóa hoa vô ưu, một món quà tặng vô giá mà Đức Phật đã để lại cho chúng ta, được viết lại một cách chi tiết bởi đạo hữu Thiện Phúc.

Vô Ưu là không buồn phiền, không lo âu. Nói theo Phật pháp là không có phiền não làm náo loạn thân tâm. Nói khác hơn, là những đóa hoa hạnh phúc và an lạc nhất. Mỗi bài trong “Những Đóa Hoa Vô Ưu” của đạo hữu Thiện Phúc là những niềm an lạc nhất từ những lời dạy của Đức Phật. Tôi nghĩ rằng vị nào có duyên lành để mắt đọc tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” nầy chắc chắn sẽ gặt hái được niềm an lạc nhất đời.

Sau khi tham khảo xong tác phẩm, tôi thành thật cảm ơn đạo hữu Thiện Phúc đã bỏ ra rất nhiều thì giờ trong đời sống bề bộn ở Hoa Kỳ để soạn thảo và viết những “Những Đóa Hoa Vô Ưu” để cống hiến cho các đọc giả hữu duyên với Phật Pháp sẽ được niềm hạnh phúc và an lạc vô biên. Đây là một công đức pháp thí khó nghĩ bàn. Tôi cũng muốn nhân đây chân thành ca ngơi tinh thần vị tha của đạo hữu Thiện Phúc, đã vì sự an lạc và hạnh phúc vô biên của chúng sanh mà bỏ ra nhiều thì giờ để viết thành tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” nầy.

Hôm nay nhân mùa Phật Thành Đạo Phật lịch 2555 tây lịch 2011, tôi rất hoan hỷ giới thiệu tác phẩm Những Đóa Hoa Vô Ưu do đạo hữu Thiện Phúc sáng tác, đến tất cả độc giả bốn phương, như một món ăn tinh thần rất quý giá và thật cần thiết cho mọi gia đình. Hy vọng tập sách này trở thành Kim Chỉ Nam, có thể giúp cho các độc giả nhận được một niềm hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tiếp nhận được cốt lỏi giáo lý của đức Thế-tôn một cách dễ dàng, nhờ hiểu rõ mà thực hành được chính xác, từ đó quý vị sẽ cải thiện được đời sống tinh thần, từ thấp đến cao, từ cao đến cao hơn và sau cùng tâm hồn được mở rộng, thành tựu được đạo nghiệp một cách dễ dàng. Xin cầu chúc quý đọc giả sẽ tìm được niềm vui trong những “Những Đóa Hoa Vô Ưu” do đạo hữu Thiện Phúc trước tác.

Cẩn Bút
Sa-môn Thích Chơn Thành


CẢM TẠ

Trước nhất, tác giả xin chân thành cảm tạ Hòa Thượng Thích Giác Nhiên đã khuyến khích tác giả từ những ngày đầu khó khăn của công việc biên soạn. Lúc còn khỏe mạnh, mặc dầu rất bận rộn, thầy đã dành nhiều thì giờ quí báu coi lại bản thảo và giảng nghĩa những từ ngữ cũng như những giáo lý khó hiểu. Kế thứ, tác giả cũng xin chân thành cảm tạ Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Quảng Liên, Hòa Thượng Tiến Sĩ Claude Ware, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Hòa Thượng Thích Giác Lượng, Hòa Thượng Thích Nguyên Đạt, Hòa Thượng Thích Giác Phúc, Hòa Thượng Thích Giác Ngộ, Hòa Thượng Thích Giác Tràng, Hòa Thượng Thích Giác Giới, Hòa Thượng Thích Giác Toàn, Hòa Thượng Thích Giác Tuệ, Hòa Thượng Thích Minh Thiện, và Hòa Thượng G.S. Thích Chơn Minh, Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Hòa Thượng Thích Tâm Vân, Thích Nguyên Trí, Thích Quảng Thanh, Thích Giác Sĩ, Thích Minh Huấn, cùng các chư Tăng khác như các thầy Thích Minh Đức, Thích Minh Thành, Thích Minh Đạt, Thích Minh Nhân, Thích Minh Nghị, Thích Minh Ẩn, Thích Minh Hiền, Thích Vô Đạt, Thích Minh Định, Thích Minh Thông, Thích Minh Nghĩa, Thích Nhuận Thư, các sư cô Thích Nữ Diệu Lạc, Thích Nữ Diệu Nguyệt, Thích Nữ Diệu Hóa, Thích Nữ Tịnh Hiền, Thích Nữ Diệu Đạo, Thích Nữ Diệu Minh, Thích Nữ Chân Thiền, Thích Nữ Liên Dung, Thích Nữ Liên Tánh, Thích Nữ Tịnh Liên, Thích Nữ Như Hạnh, Thích Nữ Hiển Liên và Thích Nữ Nhẫn Liên, cũng như các Giáo Sư Lưu Khôn, Giáo Sư Nghiêm Phú Phát, Giáo Sư Andrew J. Williams, Sonia Brousseau, Sheila Trương, Nguyễn thị Kim Ngân, Nguyễn Minh Lân, Minh Hạnh, Huệ Đức, Thiện Tài, Thiện Minh, Quảng Tâm, và Minh Chính... đã khuyến khích tác giả vượt qua những khó khăn trở ngại. Tác giả cũng xin chân thành cảm tạ cô Nguyễn Thị Ngọc Vân, cùng quí Thầy Cô Cựu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Tống Phước Hiệp, Ông Đào Khánh Thọ và Cô Võ Thị Ngọc Dung đã tận tình giúp đở tác giả trong suốt quá trình biên soạn bộ sách nầy.

thienphucXin thành kính cúng dường tác phầm nầy lên ngôi Tam Bảo, kế thứ cúng dường lên Thầy Bổn Sư, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, kế thứ là cúng dường đến cha mẹ quá vãng là ông Lê Văn Thuận và bà Trần Thị Sửu, nhạc phụ và nhạc mẫu là ông Tân Ngọc Phiêu và bà Trần thị Phàn. Tôi cũng xin kính tặng tác phẩm nầy đến hiền phụ Tương Thục, và các con Thanh Phú, Thanh Mỹ, Thiện Phú. Tôi cũng nhân cơ hội nầy xin kính tặng tác phẩm nầy đến chị tôi, chị Ngọc Nhi Nguyễn Hồng Lệ, người đã hy sinh tương lai của chính mình cho tương lai tươi sáng hơn của các em. Tôi cũng rất biết ơn các em Ngọc Châu, Ngọc Sương, Ngọc Trước, Ngọc Đào, Ngọc Bích Vân, Ngọc Giỏi; cũng như các anh chị em Loan Trần, Mão Tân, Tuyển Thục, Tuân Thục, Tùng Thục, và Thuần Thục, những người đã hết lòng hỗ trợ và giúp đở tôi vượt qua những thử thách và khó khăn trong khi biên soạn bộ sách nầy. Cuối cùng tôi xin hồi hướng công đức nầy đến các anh chị em quá vãng Ngọc Hoa, Ngọc Huệ, Ngọc Minh, Ngọc Mai, Kim Hoàng, Thanh Huy, Ngọc Út, cùng tất cả những chúng sanh quá vãng đồng được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Tác giả cũng chân thành cảm tạ toàn thể bà con đã tích cực yểm trợ. Không có sự yểm trợ nầy, chắc chắn bộ sách nầy không thể nào hoàn thành mỹ mãn được.

Xin tưởng niệm chư vị Cố Hòa Thượng Thích Quảng Liên và Thích Ân Huệ. Trước khi bộ sách nầy được xuất bản thì hai vị cố vấn giáo lý đáng kính của tôi là Hòa Thượng Thích Quảng Liên và Hòa Thượng Thích Ân Huệ viên tịch. Cầu mong mười phương chư Phật hộ trì cho các Ngài cao đăng Phật quốc.

Cuối cùng, tác giả xin thành kính hồi hướng công đức nầy đến pháp giới chúng sanh trong sáu đường pháp giới sẽ được vãng sanh Tịnh Độ.

Anaheim, California
Ngày 3 tháng 8, năm 2011
Thiện Phúc

Giảng sư

Kết nối

Tổng số truy cập
Thông tin: 23.959
Pháp Âm: 26.125
Đang truy cập
Hôm qua: 14964
Tổng truy cập: 10.029.054
Số người đang online: 628