chuabuuchau.com.vn,chuabuuchau, chua buu chau, chùa bửu châu, chua buu chau cu chi

Căn-Cảnh-Thức

MỤC LỤC



THIỆN PHÚC
 

MỤC LỤC
Lời đầu sách

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NHÂN SINH PHẬT GIÁO
Chương 1: Vũ trụ quan Phật giáo
Chương 2: Nhân sinh quan của đạo Phật
Chương 3: Cõi ta bà
 
PHẦN II: CHÚNG SANH CON NGƯỜI
Chương 4: Chúng sanh con Người
Chương 5: Đạo Nhân theo Nho giáo trong xã hội Việt Nam
Chương 6: Vị trí của con Người trong Tôn giáo
Chương 7: Thành phần vật chất tạo nên một chúng sanh con Người
Chương 8: Các thành phần tâm linh của con Người
Chương 9: Kiếp nhân sinh
Chương 10: Sanh làm Người là khó
Chương 11: Bốn loại Người
Chương 12: Những chúng sanh có tâm trí
 
PHẦN III: CĂN
Chương 13: Tổng quan về Căn
Chương 14: Ngũ căn
Chương 15: Lục căn
Chương 16: Sáu căn với sáu đường xâm nhập
Chương 17: Trụ xứ của sáu căn
Chương 18: Thu thúc lục căn trong cuộc sống hằng ngày
Chương 19: “Nhãn căn” theo quan điểm Phật giáo
 
PHẦN IV: CẢNH
Chương 20: Tổng quan về cảnh
Chương 21: Nội cảnh
Chương 22: Ngoại cảnh
Chương 23: Phân biệt ma cảnh
Chương 24: Cảnh giới
Chương 25: Mười tám cảnh giới
Chương 26: Khổ đau và nghịch cảnh
 
PHẦN V: THỨC
Chương 27: Tổng quan về Thức
Chương 28: Bát thức
Chương 29: A lại da thức
Chương 30: Như Lai tạng
Chương 31: Thức tái sanh
Chương 32: Tu tập tâm thức
Chương 33: Hành giả và vô thức
 
PHẦN VI: ẢNH HƯỞNG CỦA CĂN-CẢNH-THỨC
Chương 34: Bốn cảnh làm thay đổi cuộc đời Đức Phật
Chương 35: Căn-Cảnh-Thức ảnh hưởng trên Thất tình Lục dục
Chương 36: Ngũ Uẩn và Căn-Cảnh-Thức
Tài liệu tham khảo

LỜI ĐẦU SÁCH

Theo Phật giáo, căn là giác quan; căn là năng lực của giác quan; căn là năng lực của tâm linh; căn cũng là năng lực của thân và tâm. Trong khoa học tự nhiên, căn là rễ cây, có sức sanh trưởng, mọc ra các thứ cành, như nhãn căn của mắt có sức mạnh có thể sinh ra nhãn thức, tín căn có thể sinh ra những việc thiện, nhân tính có tác dụng sanh ra thiện ác nghiệp. Lục căn bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trong Phật giáo, chữ "cảnh" có nhiều nghĩa, như quang cảnh, môi trường, lãnh vực, phạm vi, đối tượng, hay kiến thức, vân vân. Thiền Phật giáo dường như có cách dùng chữ "cảnh" rất đặc biệt; thí dụ như "cảnh bất sinh" có nghĩa là một kinh nghiệm đặc biệt của Thiền chưa được khởi dậy trong người đệ tử. Như vậy, "cảnh" có nghĩa là cái kinh nghiệm hay kiến giải đặc biệt trong tâm, mà, dĩ nhiên có thể được xem như là một "đối tượng" được tâm quán tưởng hay lãnh hội. Theo giáo lý nhà Phật, nơi tâm vin vào đó mà chạy theo gọi là cảnh, như pháp là nơi ý thức vin vào gọi là pháp cảnh, sắc là nhãn thức vin vào đó gọi là sắc cảnh, thanh là nơi nhĩ thức vin vào gọi là thanh cảnh, vân vân. Thức có nghĩa là sự nhận thức, sự phân biệt, ý thức, nhưng mỗi từ nầy đều không bao gồm hết ý nghĩa chứa đựng trong vijnana. Thức là cái trí hay cái biết tương đối. Từ nầy lắm khi được dùng theo nghĩa đối lập với Jnana trong ý nghĩa tri thức đơn thuần. Jnana là cái trí siêu việt thuộc các chủ đề như sự bất tử, sự phi tương đối, cái bất khả đắc, vân vân, trong khi Vijnana bị ràng buộc với tánh nhị biên của các sự vật. Thức và các Tâm sở tương quan, tùy thuộc và đồng thời tồn tại với nhau. Nhiệm vụ của rất đa dạng, nó có các Căn và Trần Cảnh của nó; tất cả mọi cảm nhận của chúng ta đều được cảm nhận qua sự tiếp xúc giữa các căn với thế giới bên ngoài. Ý thức xảy ra khi giác quan tiếp xúc với đối tượng bên ngoài. Khi duyên sắc, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy sắc làm cảnh, lấy sắc làm sở y, lấy sắc làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng. Khi duyên thọ, thức khởi lên và an trú, thức lấy thọ làm cảnh, lấy thọ làm sở y, lấy thọ làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng. Khi duyên tưởng, thức khởi lên và an trú, thức lấy tưởng làm cảnh, lấy tưởng làm sở y, lấy tưởng làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng. Khi duyên hành, thức khởi lên và an trú, thức lấy hành làm cảnh, lấy hành làm sở y, lấy hành làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Căn-Cảnh-Thức” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời dạy quí báu của đức Phật. Chúng ta hãy thử cố gắng tu tập những lời Phật dạy về “Căn-Cảnh-Thức” rồi chúng ta sẽ thấy rằng trải nghiệm được việc thoát ly khổ đau phiền não để có được sự yên bình, tỉnh thức, và hạnh phúc không có nghĩa là chúng ta phải đi vào một nơi thâm sâu cùng cốc, nơi không có sự hiện diện của rắc rối hay không có những công việc nặng nhọc. Kỳ thật, nếu chúng ta hiểu được năng lực của các giác quan, hiểu rằng "cảnh" có nghĩa là cái kinh nghiệm hay kiến giải đặc biệt trong tâm, và tất cả mọi cảm nhận của chúng ta đều được cảm nhận qua sự tiếp xúc giữa các căn với thế giới bên ngoài. Ngay lúc đó sự yên bình thật sự hiện diện giữa những thứ vừa kể trên mà chúng ta vẫn có sự yên tĩnh nơi nội tâm mình. Cuộc hành trình từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Căn-Cảnh-Thức” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an lạc, tỉnh thức, và hạnh phúc.

Thiện Phúc

Giảng sư

Kết nối

Tổng số truy cập
Thông tin: 23.959
Pháp Âm: 26.125
Đang truy cập
Hôm qua: 14964
Tổng truy cập: 10.028.846
Số người đang online: 547

Các tin khác

PHÁP ÂM NỔI BẬT
Đang tải...

Giảng sư Xem tất cả