chuabuuchau.com.vn,chuabuuchau, chua buu chau, chùa bửu châu, chua buu chau cu chi

Bốn tâm vô lượng



THIỆN PHÚC

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Chương 1: Lòng yêu thương trong đạo Phật
Chương 2: Quan điểm về Tâm trong Phật giáo
Chương 3: Tâm vô lượng
Chương 4: Sơ lược về bốn tâm vô lượng
Chương 5: Tu tập Từ vô lượng tâm
Chương 6: Tu tập Bi vô lượng tâm
Chương 7: Tu tập Hỷ vô lượng tâm
Chương 8: Tu tập Xả vô lượng tâm
Chương 9: Lòng bi mẫn và trí tuệ
Chương 10: Lòng  từ và sự nhẫn nhục trong Phật giáo
Chương 11: Chư Bồ tát khởi đại bi tâm
Chương 12: Những đoá hoa tuệ giác và lòng bi mẫn
Chương 13: Tu tập từ bi tâm
Chương 14: Tâm tùy hỷ
Chương 15: Bốn mươi vô lượng tâm thanh tịnh theo kinh Hoa Nghiêm
Phụ lục A: Sự  phát  triển  của  tâm  thức
Phụ lục B: Tâm lực
Phụ lục C: Tâm thái
Phụ lục D: Tứ vô lượng thiền
Phụ lục E: Đường vận hành của tâm
Tài liệu tham khảo

LỜI ĐẦU SÁCH

Theo đạo Phật, tâm là gốc của muôn pháp. Trong Tâm Địa Quán Kinh, Đức Phật dạy: “Trong Phật pháp, lấy tâm làm chủ. Tất cả các pháp đều do tâm sanh.” Tâm tạo ra chư Phật, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm là động lực chính làm cho ta sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát. Vô lượng tâm là tâm rộng và cao thượng vô lượng. Tâm vô lượng là đạo xuất sanh Phật pháp, vì một niệm khắp tất cả hư không giới. Từ vô lượng tâm là lòng thương yêu vô cùng rộng lớn đối với toàn thể chúng sanh mọi loài, và gây tạo cho chúng sanh cái vui chân thật. Cái vui của thế gian chỉ là cái vui giả tạm, vui không lâu bền, cái vui ấy bị phiền não chi phối; khi tham sân si được thỏa mãn thì vui; khi chúng không được thỏa mãn thì buồn. Muốn có cái vui chân thật, cái vui vĩnh viễn thì trước tiên chúng ta phải nhổ hết khổ đau do phiền não gây ra. Bi vô lượng tâm là tâm cứu khổ cho chúng sanh. Ở đây vị Tỳ Kheo với tâm đầy lòng bi mẫn trải rộng khắp nơi, trên, dưới, ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy luôn an trú biến mãn với tâm bi, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Bi vô lượng tâm còn làm tâm ta rung động khi thấy ai đau khổ. Tâm ao ước mong muốn loại trừ đau khổ của người khác, đối lại với sự tàn ác. Hỷ vô lượng tâm là tâm vui mừng khi thấy người khác thoát khổ được vui. Ở đây vị Tỳ Kheo với đầy tâm hỷ trải rộng khắp nơi, trên, dưới, ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy luôn an trú biến mãn với tâm hỷ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Hỷ tâm còn là tâm vui khi thấy người thành công thịnh vượng. Thái độ khen ngợi hay chúc mừng nầy giúp loại bỏ tánh ganh tỵ bất mãn với sự thành công của người. Xả vô lượng tâm là tâm xả bỏ, không luyến chấp khi làm lợi lạc cho tha nhân. Thói thường khi chúng ta làm điều gì nhất là khi được kết quả tốt, thì chúng ta hay tự hào, tự mãn, và đắc chí. Sự bất bình, cãi vã xung đột giữa người và người, nhóm nầy với nhóm khác cũng do tánh chấp trước mà nguyên nhân là do sự chấp ngã, chấp pháp mà ra. Đức Phật dạy rằng nếu có người lên án mình sai, mình nên trả lại họ bằng lòng thương, không nên chấp chặt. Khi họ càng cuồng dại thì chúng ta càng xả bỏ, luôn tha thứ cho họ bằng sự lành.

Cuộc sống hiện tại đầy dẫy những khổ đau phiền não như già, bệnh, bất hạnh và chết chóc. Con người luôn chạy theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ tìm thấy khổ đau. Mà ngay khi có được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì những lạc thú nầy. Không có nơi nào mà con người tìm thấy được sự thỏa mãn thật sự hay an lạc hoàn toàn cả. Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham dục và vọng tưởng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổ. Khi tâm chúng ta tháo gỡ hết tham dục và vọng tưởng thì sự khổ đau sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc không diễn tả được bằng lời. Con đường giúp chúng ta, những hành giả tu Phật, đạt được trí tuệ tối thượng là con đường tu tập những giáo pháp cốt lõi của giáo pháp nhà Phật, kể cả việc tu tập bốn tâm vô lượng.

Vào khoảng năm 2009, Thiện Phúc đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản, gồm 8 tập. Tuy nhiên, quả là rất khó đặc biệt là người tại gia với nhiều gia vụ đọc hay nghiên cứu một bộ sách với khoảng 6184 trang giấy khổ lớn. Vì vậy mà Thiện Phúc đã trích chương 22 trong tập II ra, cố gắng biên soạn gọn lại và in thành tập sách nhỏ có nhan đề là Bốn Tâm Vô Lượng. Quyển sách nhỏ có tựa đề “Bốn Tâm Vô Lượng” này không phải là một nghiên cứu về triết lý sống, mà nó chỉ đơn thuần trình bày về bốn tâm vô lượng của đức Phật. Phật tử chân thuần, nhất là những người tại gia, nên luôn nhớ rằng tu Phật không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc thực tập những bài tập được liên kết để thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình hơn. Đức Như Lai đã giải thích rõ về con đường diệt khổ mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Bốn Tâm Vô Lượng” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.

Thiện Phúc

Giảng sư

Kết nối

Tổng số truy cập
Thông tin: 23.959
Pháp Âm: 26.142
Đang truy cập
Hôm qua: 18713
Tổng truy cập: 10.082.614
Số người đang online: 604

Các tin khác

PHÁP ÂM NỔI BẬT
Đang tải...

Giảng sư Xem tất cả